Đến trường từ rất sớm, ông Thành được các cán bộ trường tạo điều kiện đi bằng thang máy, hướng dẫn tận tình tới phòng thi.
Ông Thành cho biết trước đây là giáo viên dạy Văn, là thầy của rất nhiều thế hệ, trong đó có các giảng viên trong Trường ĐH Cần Thơ. Ông cũng biết 9 loại ngoại ngữ, mỗi loại ngoại ngữ đều có giấy chứng nhận tiêu chuẩn.
Nói về việc tiếp tục thi thạc sĩ lần này, ông chia sẻ vì “muốn làm gương cho các bạn trẻ về việc học hành nghiêm túc, luôn phấn đấu hết khả năng để đạt được kết quả tốt nhất”.
Ông Thành kể mình đỗ cử nhân năm 1972, sau đó học tiếp lên cao học. Khi tiểu luận tốt nghiệp gần hoàn thiện thì năm 1975, thầy hướng dẫn của ông qua đời, cùng với nhiều lý do khác nên ông thể hoàn thành chương trình học.
Sau này, ông dự định học lại nhưng biến cố gia đình lại ập tới: vợ ông mất, để lại 4 con thơ. Trong ký ức của ông, “ngày vợ tôi mất, đứa con nhỏ nhất chỉ mới 1 tháng rưỡi. Lúc đó, cuộc sống khó khăn, nên tôi đành gác ước mơ học tập của mình lại mà tìm cách nuôi con”.
Đến giờ, các người con của ông đều thành đạt, có công ăn việc làm ổn định, trong đó 3 người làm giáo viên.
Khi thấy việc chăm lo gia đình, nuôi nấng các con đã hoàn thành, ông Thành lại nghĩ đến chuyện đi học để lấy bằng thạc sĩ. Các con ông luôn ủng hộ cha thực hiện ước mơ học cao học.
Với ông Thành, tấm bằng thạc sĩ sẽ giúp con đường nghiên cứu, sáng tác và phục vụ văn nghệ, văn hóa, giáo dục thuận lợi hơn.
"Văn hóa, văn nghệ là một lĩnh vực rất rộng lớn, phong phú, có yếu tố phát triển nên cần phải “học, học nữa, học mãi”.
Đi học bây giờ đúng là muộn, nhưng nếu đi trong muộn màng, trong gian khổ mà vẫn tới đích thì vẫn ý nghĩa. Con đường tôi vạch ra rất rõ ràng, không bao giờ dời lập trường” - ông Thành khẳng định và chia sẻ học xong thạc sĩ, nếu sức khỏe vẫn tốt sẽ học lên tiến sĩ, đi tiếp cuộc hành trình nâng cao trình độ ấp ủ bấy lâu.
Trên fanpage của trường chia sẻ hình ảnh ông Thành dự thi và dòng nội dung: ""Vì sự học là trọn đời" - Cụ ông 87 tuổi thi Thạc sĩ vào Trường ĐH Cần Thơ, ngành Văn học Việt Nam. Ông Nguyễn Tấn Thành sinh năm 1937, tốt nghiệp đại học ngành Văn học khóa đầu tiên tại trường vào năm 1972". Còn TS Bùi Thanh Thảo - Trưởng khoa Khoa KHXH&NV - thì chia sẻ: “Lần đầu tiên tôi xét hồ sơ của một thí sinh cao tuổi như vậy. Nếu không biết bác trước đó, chắc tôi đã nghĩ thí sinh ghi nhầm năm sinh”. " alt=""/>Cụ ông 87 tuổi dự thi thạc sĩ vào Trường ĐH Cần Thơ
Công tác đầu tư xây dựng quỹ nhà tái định cư luôn được thành phố quan tâm xem xét, tuy nhiên, việc đầu tư cơ sở hạ tầng thiếu đồng bộ cùng chất lượng xây dựng kém đã tạo thành những quan niệm xấu về nhà tái định cư. Hình ảnh nhà sụt lún, mất nước, thang máy hỏng... đã trở thành nỗi ám ảnh đối với nhiều hộ dân sống trong những khu nhà tái định cư như khu Nam Trung Yên, Đền Lừ, Mễ Trì Thượng…chỉ sau ít năm đi vào sử dụng. Tình trạng báo động về xuống cấp đầu tiên phải kể đến là Khu tái định cư Đền Lừ (Hoàng Mai – Hà Nội). Năm2005, hàng trăm hộ dân đã chuyển đến khu tái định cư này để phục vụ công tác giải phóng mặt bằng cho dự án cầu Vĩnh Tuy. Nhưng do chất lượng đầu tư xây dựng kém nên chỉ vài năm đi vào sử dụng, khu tái định cư này đã trở thành nỗi kinh hoàng đối với không ít các hộ dân. Những mảng tường thấm nước, bong tróc, ụ lên như những bức tranh kinh dị, bước vào nhà để xe của khu A1, người ta cảm giác thấy mùi xú uế nồng nặc bốc lên cùng những sàn gạch đã vỡ vụn, ùn lên thành từng đống.
Đặc biệt, tại khu dịch vụ tầng 1 của tòa A1, việc sụt lún khiến cho những khoảng trống giữa 2 khối nhà bị tách ra hàng chục xăng - ti - mét, tạo cảm giác ghê sợ vì nhà có thể đổ sập bất cứ lúc nào. Tương tự tại Khu TĐC Nam Trung Yên, việc nhà xuống cấp đã trở thành nỗi khiếp đảm đối với hàng trăm hộ dân. Nằm giữa vị trí vàng của quận Cầu Giấy, nhưng hiện khu B10C thuộc khu TĐC Nam Trung Yên đang khiến người dân vô cùng lo lắng bởi sự xuống cấp nhanh chóng. Một màu rêu đen gần như đã phủ từ tầng một cho đến tầng cao nhất của tòa nhà, phía sảnh cũng ngổn ngang những rác thải, bàn ghế, máy ép mía của những người kinh doanh trong khu vực. Bà Nguyễn Thị Linh, người dân sống tại đây cho biết: “Vị trí đẹp thế thôi, nhưng có sống ở đây mới biết, ở được vài năm mà nhà đã sụt lún, xuống cấp hết rồi. Chỉ mong con cái làm ăn khá giả để có được chỗ ở khang trang hơn”. Chung cảnh ngộ, Khu Mễ Trì Thượng cũng đang xuống cấp và nhếch nhác không kém. Đường lên sảnh chính của một vài tòa nhà đã bong chóc và có hiện tượng nứt nẻ nghiêm trọng, phần mái che sảnh đi lên cũng bị rơi vỡ từng mảng. Nhiều đoạn đường còn nguyên đất sỏi còn là nơi lý tưởng để người dân chăn thả gia cầm... Hiện các hộ dân sống tại nhiều khu nhà ở tái định cư khác trên địa bàn thành phố như Mễ Trì Hạ, Đồng Tàu (Hoàng Mai – Hà Nội)... cũng đang “sống dở, chết dở” trước thực trạng nhà ở xuống cấp. Theo tìm hiểu được biết, quá trình xuống cấp nhanh chóng tại các khu nhà ở này là do chất lượng đầu tư xây dựng và quá trình vận hành, bảo trì chưa được đảm bảo. Để khắc phục tình trạng này, TP. Hà Nội, các chuyên gia đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm khắc phục, tuy nhiên, để quản lý vận hành được minh bạch, hiệu quả hơn thì nên để cho các đơn vị vận hành, quản lý tư nhân được tham gia vào việc đấu thầu quản lý toà nhà. Và hơn hết, Chính phủ cần xây dựng được hành lang pháp lý cụ thể để quá trình đầu tư cũng như công tác bảo trì đối với nhà ở tái định cư được đảm bảo đúng quy trình và đúng các quy định pháp luật. Theo Báo Xây dựng " alt=""/>Hà Nội: Nỗi ám ảnh nhà tái định cưTrường dành tặng Học bổng từ 5-20% học phí cho các bạn SV có học lực khá giỏi trong suốt quá trình học. Thông tin này sẽ được Đại diện nhà trường báo cáo tại buổi Hội thảo lúc 02g30 chiều Chủ nhật 16/11/2014 tại VP Hợp Điểm (Tầng 4, tòa nhà Ngân hàng Đông Á, 98 Hai Bà Trưng, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội - 04.36231665).
Được thành lập vào năm 1918, Viện Đại học Y-Nha-Dược Debrecen (UOD - Hungary) trực thuộc Viện Đại học công lập Debrecen đã bắt đầu giảng dạy bằng Tiếng Anh cho sinh viên quốc tế từ những năm 1980. Hiện tại, trường đào tạo hơn 3,000 sinh viên quốc tế đến từ 40 quốc gia trong đó có hơn 150 sinh viên Việt Nam đang theo học. Bằng cấp của trường được các nước Châu Âu và được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công nhận. Sinh viên học tại Debrecen có cơ hội ôn thi chứng chỉ USMLE (Chứng chỉ hành nghề Y tại Mỹ) và đi thực tập tại New York. Chi phí học tập và sinh hoạt rẻ hơn rất nhiều so với các nước khác trên thế giới, cụ thể như sau: - Y khoa (6 năm): 16,000 USD/năm" alt=""/>Du học Viện ĐH công lập Y
|